Các chuyên gia đánh giá rằng với Face ID, Apple đã vượt qua các đối thủ Android tới 2 năm. Vì thế, gạt iPhone X sang một bên, hiện tại một thiết bị được coi là sáng tạo/đột phá nếu như có cảm biến vân tay đặt dưới màn hình.
![]() |
Cảm biến vân tay dưới màn hình đang là cuộc đua của các hãng smartphone. |
Cho đến nay, Vivo là hãng duy nhất tung ra thị trường một thiết bị với cảm biến vân tay dưới màn hình trong khi Doogee và Huawei cũng đang ấp ủ những thiết bị tương tự. Vẫn chưa rõ Samsung có thể trang bị công nghệ vân tay dưới màn hình cho Galaxy Note9 ra mắt cuối năm nay hay không.
Các mẫu điện thoại Nokia của HMD thường không đi tiên phong về công nghệ trên thị trường. Tuy nhiên, tin đồn gần đây cho thấy HMD có thể gia nhập danh sách các hãng muốn đưa cảm biến vân tay dưới màn hình vào smartphone cao cấp trong tương lai gần.
![]() |
Một concept Nokia 9 |
Cụ thể, theo nguồn tin đáng tin cậy từ Trung Quốc, Nokia 9 ra mắt ngay trong năm 2018 sẽ được trang bị cảm biến vân tay dưới màn hình. Các tính năng khác của mẫu điện thoại này cũng khá ấn tượng. Chúng bao gồm vi xử lý Snapdragon 845, camera cực đỉnh.
Hơn nữa, giống như hầu hết các mẫu smartphone màn hình tràn cạnh ra mắt gần đây Nokia 9 cũng sẽ có tai thỏ. Khi ra mắt, thiết kế khoảng trống phía trên màn hình dành cho loa, camera trước và các cảm biến tạo ra hình dáng như tai thỏ của iPhone X nhận về phản ứng trái chiều. Tuy nhiên, đầu năm nay rất nhiều hãng smartphone Android đã sao chép thiết kế này và có vẻ như Nokia cũng sẽ làm như vậy.
HMD bán được khoảng 8,5 triệu smartphone Nokia trong năm 2017 và tính riêng Q4/2017 họ đã xuất xưởng 4,15 triệu chiếc. Tại MWC 2018, Nokia cũng là thương hiệu được nhắc tới nhiều nhất. Có vẻ như Nokia đang hồi sinh mạnh mẽ sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với Microsoft.
Theo Genk
Khi Samsung công bố bằng sáng chế cảm biến vân tay dưới màn hình, tưởng chừng công nghệ này sẽ có mặt trên Galaxy S9, nhưng điều đó đã không xảy ra. Mọi sự mong đợi của người dùng đặt vào Galaxy Note 9.
" alt=""/>Nokia 9 chuẩn bị ra mắt với cảm biến vân tay dưới màn hìnhRichard Liu, Giám đốc Điều hành JD.com - công ty đối thủ của Alibaba, cũng viết rằng dù không áp dụng văn hoá 996 lên nhân viên, nhưng những ai làm việc thiếu tập trung sẽ không còn là “anh em” với ông nữa.
Tất cả những điều trên đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng, và cả đời thực, về những hậu quả của việc hết mình phục tùng cho chủ nhân của một công ty.
Không chỉ tại Trung Quốc, hiện tượng làm việc quá sức cũng xuất hiện tại thung lũng Silicone. Những tập đoàn lớn như Alphabet, Google và Facebook đã cung cấp thực phẩm miễn phí để khuyến khích nhân viên làm nhiều giờ hơn, đặc biệt trong giai đoạn ra mắt sản phẩm.
Tuy 996 không giới hạn ở thế giới công nghệ. Song những câu chuyện được kể, cùng với sự chứng thực từ tỷ phú Jack Ma, khiến nó trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực này.
Vào tháng 3, các lập trình viên Trung Quốc đã thành lập một dự án trên Github để phản đối văn hoá làm việc cực đoan này. Dự án nhanh chóng trở thành chủ đề phổ biến nhất của trang web này với hơn 240.000 dấu sao và yêu thích. Những nhân viên từ Microsoft, công ty mẹ của Github, cũng viết thư ngỏ ủng hộ đồng nghiệp của mình tại Trung Quốc.
![]() |
Câu trả lời của cư dân mạng TQ khi được hỏi số ngày nghỉ mỗi tuần. Ảnh: Bloomberg. |
Vài năm trở lại đây, một số vụ nhân viên công nghệ đột ngột qua đời đã gây nên sự phẫn nộ trong công chúng. Mặc dù họ có thể chết vì nhiều lý do khác, chứ không hoàn toàn do áp lực công việc.
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, bất cứ công ty công nghệ nào khuyến khích - hoặc yêu cầu - nhân viên làm việc theo kiểu 996 mà không có thù lao thích đáng, đều đang vi phạm Luật lao động Trung Quốc. Luật quy định giới hạn làm việc trung bình là 44 giờ một tuần.
Ngoài ra, văn hoá làm việc xây dựng trên cơ sở của “sự tâm huyết” sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc phát hiện nhân viên “giả vờ”. Thời lượng lao động lớn thường kéo theo sự trì hoãn, và nhân viên có thể cố tình kéo dài công việc của mình để hưởng thêm thù lao.
Có lẽ không. Những người ủng hộ 996 từ ngành công nghệ đang tăng mạnh trong thập kỷ qua. Các “nông nô kỹ thuật số” này xem làm việc cho các tập đoàn lớn là một đặc quyền, và tự nguyện làm thêm như bằng chứng của sự trung thành và tận tuỵ.
Nhiều người hy vọng sẽ được theo chân các tỷ phú Internet như Jack Ma và Pony Ma - đồng sáng lập công ty truyền thông và gaming Tencent.
Hiện tại, “997” - làm việc 7 ngày một tuần - đã bắt đầu xuất hiện. Một số người còn đùa về văn hoá làm việc “007”: nhân viên lao động từ nửa đêm hôm nay (0h) đến nửa đêm hôm sau, suốt bảy ngày liên tục.
Có mặt trên chương trình công nghệ và kinh doanh “Squawk Alley” của kênh truyền hình cáp CNBC(Mỹ), Ninja đã nói về thành công vượt bậc mà anh mới có, buổi stream lịch sử với rapper Drakevà truyền đạt lại kinh nghiệm cho những người trẻ đang muốn lập nghiệp trong lĩnh vực trò chơi điện tử.
Vì CNBC tập trung vào khía cạnh kinh doanh nên những biên tập viên của đài này rất quan tâm tới doanh thu của Ninja có được từ streaming. Và Ninja đã chứng minh anh là sự kết hợp hoàn hảo của một game thủ thông minh và là một người biết làm kinh tế giỏi.
Thông thường, khi trò chơi điện tử được đưa lên các phương tiện truyền thông chính thống, thì đó thường liên quan tới một vấn đề tiêu cực – như bạo lực, phân biệt chủng tộc/giới tính trong game…Rất hiếm các đơn vị truyền thông quan tâm tới những game thủ dùng số tiền họ kiếm được từ việc chơi game hàng ngày để làm việc tốt.
Ninja nói năng lưu loát, đưa ra những câu trả lời súc tính và đầy sự tôn trọng – và anh cũng không quên đề cập tới lý do tại sao kênh stream cá nhân của mình lại là một nơi lý tưởng của đông đảo người xem trên toàn cầu.
Theo Ninja, hàng tháng, anh vẫn đang tham gia vào quỹ bảo trợ động vật hoang dã cùng nhữ đã đóng góp 114,000 USD nhằm tăng cường nhận thức, phòng ngừa tự sát hồi đầu năm nay.
Nếu Ninja vẫn tiếp tục nổi tiếng anh sẽ còn có thể được xuất hiện ở nhiều buổi phỏng vấn đại diện cho game thủ như thế này. Tương lai của ngành công nghiệp trò chơi điện tử có vẻ như đang rất tươi sáng khi nằm trong tay những người như Ninja –streamer huyền thoại phá vỡ mọi kỷ lục của Twitchchỉ trong vài tuần lễ ngắn ngủi.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Phá vỡ định kiến về game thủ, streamer lừng danh được mời lên sóng đài truyền hình nước Mỹ